Đường ống khí đốt EastMed giữa đảo Síp, Hy Lạp và Israel sẽ cách mạng hóa các nền kinh tế và địa chính trị của khu vực này. Dự án này xuất phát từ liên minh mới nổi giữa 3 quốc gia, những nước phải tiến lên một cách thận trọng trước sự phản đối của các quốc gia láng giềng.
Đông Địa Trung Hải: Bức tranh lớn
Vào ngày 20/12/2018, Thủ tướng của đảo Síp, Hy Lạp và Israel tập trung tại thành phố Beersheba miền nam Israel. Cả ba bên đều công khai cam kết ký một thỏa thuận cấp cao trong tương lai gần. Một thỏa thuận như vậy sẽ củng cố một trong những đường ống khí đốt sâu nhất và dài nhất nằm dưới biển.
Đường ống này được dự kiến phân phối khoảng 10 tỷ mét khối (bcm) khí tự nhiên sang Liên minh Châu Âu (EU) thông qua Hy Lạp và Italy. EU muốn hỗ trợ dự án này và đa dạng hóa nhập khẩu khi Nga bị cấm vận nghiêm ngặt và sản lượng khí đốt Biển Bắc đang sụt giảm. Dự án EastMed sẽ đáp ứng khoảng 10 - 15% nhu cầu khí tự nhiên dự kiến của EU. Mỹ cũng đang hỗ trợ dự án này khi họ thấy liên minh 3 bên đang phát triển như một phần của nền dân chủ và ổn định trong khu vực chủ yếu là độc tài và chiến tranh.
Một liên minh khu vực mới
Sự phát triển này cũng là đỉnh cao của một liên minh đã được thực hiện trong nhiều năm. Thập kỷ trước đã chứng kiến sự hợp tác ngày càng tăng giữa đảo Síp, Hy Lạp và Israel khi tất cả 3 quốc gia này đang hỗ trợ lẫn nhau trong các khu vực chiến lược khác nhau. Điều này gồm các mối quan hệ quân sự ngày càng sâu sắc khi đối mặt với khu vực Đông Địa Trung Hải bất ổn và xung đột ngày càng tăng. Nhưng sự phát triển này đặc biệt nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ, một nước láng giềng ngày càng trở nên hung hăng và độc đoán. Thổ Nhĩ Kỳ đang đe dọa phá hủy dự án này trong bối cảnh xung đột với đảo Síp đang diễn ra.
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Iran đang ngày càng tích cực trong khu vực này mong đợi lợi ích riêng của họ. Do Mỹ tiếp tục đóng vai trò ít hơn ở đảo Síp, Hy Lạp và Israel sẽ có thể tạo ra sự củng cố
tích cực hơn thông qua mối quan hệ song phương hay ban thư ký mới về kinh tế, chính trị và quân sự được tạo ra.
Ai hưởng lợi?
Các nền kinh tế của các quốc gia riêng lẻ trong liên minh 3 bên sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ dự án này. Đảo Síp ước tính có khoảng 4,5 bcm khí tự nhiên tại mỏ Aphrodite hiện đang được phát triển trong vùng kinh tế đặc quyền (EEZ). Israel ước tính có khối lượng lớn hơn trong vùng EEZ của họ tại các mỏ Leviathan và Tamar. Cả hai quốc gia nhỏ hơn này sẽ hưởng lợi rất nhiều từ việc xuất khẩu sang các thị trường khổng lồ EU thông qua Hy Lạp. Nền kinh tế riêng sau này sẽ có thể thấy một sự thúc đẩy từ đầu tư cần thiết để hỗ trợ cơ sở hạ tầng đường ống. Ngoài ra còn có khả năng nối đường ống này với mỏ Zohr đang hoạt động của Ai Cập.
EU sẽ hưởng lợi từ việc có thể đa dạng hóa các nguồn năng lượng của mình, cho phép EU đảm bảo an ninh năng lượng cho các quốc gia thành viên khi sản lượng ở Biển Bắc giảm. Sự phụ thuộc quá nhiều vào khí tự nhiên của Nga cũng đưa EU vào thế khó, vì họ tiếp tục trừng phạt Nga về hoạt động của nước này tại Ukraine và can thiệp vào quá trình dân chủ cùa các nước thành viên EU. EU sẽ có thể cố gắng giảm giá thị trường khí đốt tự nhiên (đang tăng ổn định trong vài năm qua). Về lâu dài đường ống EastMed có thể cung cấp gần gấp đôi sản lượng dự
kiến 10 bcm để xuất khẩu nếu việc thăm dò ngoài khơi diễn ra mang lại kết quả tích cực.
Ai mất mát?
Thổ Nhĩ Kỳ và Nga cả hai có thể mất mát do sự phát triển hiện nay. Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ có một mối quan hệ khó khăn trong lịch sử gần đây đã bùng lên trong bối cảnh khủng hoảng đảo chính năm 2016 và tệ nạn chính trị. Đảo Síp và Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục đối đầu ở nửa bắc của hòn đảo này sau cuộc chiến tranh năm 1974.
Nga là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên chính cho EU và là một đồng mình trong lịch sử của Hy Lạp. Nếu EU có thể tiếp tục đa dạng nhu cầu năng lượng của họ khỏi Nga - trong số đó EastMed là một bước đầu tiên nhỏ nhưng quan trọng - Nga sẽ mất khả năng tận dụng EU trong cả giá khí và những vấn đề địa chính trị giữa hai bên. Mối quan hệ chặt chẽ trong lịch sử giữa Nga và Hy Lạp cũng đang trong tình trạng nguy hiểm. Dự án đường ống này sẽ được hỗ trợ mạnh từ Mỹ.
Nguồn tin: vinanet.vn