Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Ả-rập Xê-út tiết lộ mức trần công suất sản xuất dầu

Ả Rập Xê-út, nhà xuất khẩu dầu thô hàng đầu thế giới, sẽ không có thêm năng lực để tăng sản lượng trên 13 triệu thùng/ngày như họ đã cam kết vào năm 2027, Thái tử Ả Rập Xê-út Mohammed bin Salman tuyên bố với các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, các quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC), Jordan, Ai Cập và Iraq tại hội nghị thượng đỉnh vào cuối tuần qua.

“Chúng tôi cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục thúc đẩy và khuyến khích đầu tư vào năng lượng hóa thạch và các công nghệ sạch trong hai thập kỷ tới để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trên toàn cầu, với tầm quan trọng là đảm bảo với các nhà đầu tư rằng các chính sách được áp dụng không gây ra mối đe dọa cho các khoản đầu tư của họ để tránh việc họ lưỡng lự trong việc đầu tư và đảm bảo không để thiếu hụt nguồn cung năng lượng sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc tế ”, Thái tử Mohammed bin Salman nói trong bài phát biểu của mình.

“Vương quốc Saudi sẽ thực hiện vai trò của mình trong vấn đề này, như đã thông báo tăng công suất sản xuất lên 13 triệu thùng mỗi ngày, sau đó Vương quốc sẽ không có thêm bất kỳ khả năng nào để tăng sản lượng,” ông nói thêm, được hãng tin Saudi Press Agency đưa tin.

Năm ngoái, Saudi Arabia cho biết họ dự kiến ​​sẽ tăng công suất sản xuất dầu lên 13 triệu thùng/ngày vào năm 2027 từ mức 12 triệu thùng/ngày hiện nay.

Đầu năm nay, Ả Rập Xê Út đã xác nhận mục tiêu này, khi Bộ trưởng Năng lượng, Hoàng tử Abdulaziz Bin Salman, nói với TIME trong một cuộc phỏng vấn, “Chúng tôi đang đặt mục tiêu năng lực sản xuất của mình lên 13,4-13,5 triệu thùng/ngày vào năm 2027.”

Tại hội nghị thượng đỉnh Jeddah, thái tử Ả Rập Xê Út cũng chỉ trích phản ứng dữ dội ngày càng tăng đối với nhiên liệu hóa thạch, nói rằng “Việc áp dụng các chính sách không thực tế để giảm lượng khí thải bằng cách loại bỏ các nguồn năng lượng chính mà không tính đến tác động của các chính sách này đối với các trụ cột kinh tế và xã hội của phát triển bền vững và chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ dẫn đến lạm phát chưa từng có trong những năm tới, tăng giá năng lượng, tăng tình trạng thất nghiệp và làm trầm trọng thêm các vấn đề xã hội và an ninh nghiêm trọng, bao gồm gia tăng tỷ lệ đói nghèo và tội phạm, chủ nghĩa cực đoan và khủng bố ”.

Nguồn tin: xangdau.net  

ĐỌC THÊM