Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Ả Rập Saudi và Nga khó mà nhất trí về việc cắt giảm mới

 

OPEC đã chết, OPEC + muôn năm. Có thể cho rằng sự hợp tác giữa hai nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới là Nga và Ả Rập Saudi là một sự phát triển đáng kể được tạo nên và có thể so sánh với cuộc cách mạng đá phiến ở Mỹ.

Thời đại tuyệt vọng đòi hỏi các biện pháp liều lĩnh. Một thập kỷ trước, một quan hệ đối tác giữa Moscow và Riyadh dường như là không thể do những lợi ích trái ngược nhau. Nhưng những diễn biến gần đây đã phần nào liên kết hai quốc gia để tạo thành cái gọi là OPEC +.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các nhà xuất khẩu của Nga và Saudi không còn là đối thủ nữa. Trên thực tế, những gã khổng lồ dầu đang tranh giành thị phần hơn bao giờ hết ở thị trường châu Á như Trung Quốc. Ngoài ra, Moscow và Riyadh suy xét tới vị trí tương đối của đối thủ cạnh tranh và đối tác của họ trong các cuộc đàm phán tiếp theo về việc cắt giảm sản lượng để thúc đẩy giá. Một trong những biện pháp, cho thấy vị thế thương lượng của quốc gia tham gia, là quy mô của sự giàu có của Ngân hàng Trung ương tương ứng về tiền, vàng và các chứng khoán khác.

Sự giàu có tương đối của Nga đã tăng lên trong những năm gần đây, trong khi của Ả Rập Saudi đang giảm dần. Sự phát triển này nói lên hai điều: thứ nhất, tình trạng của nền kinh tế và thứ hai, sự lựa chọn chiến lược và vị thế thương lượng của quốc gia tương ứng.

Tình trạng nền kinh tế

Khoảng cách giàu nghèo khác nhau giữa Ả Rập Saudi và Nga là kết quả của diễn biến bên trong và bên ngoài dẫn đến việc tích lũy hay chi tiêu của cải dầu mỏ. Trong trường hợp của Moscow, các lệnh trừng phạt của phương Tây năm 2015 và doanh thu thấp hơn từ việc bán dầu đã gây ra thiệt hại kinh tế nghiêm trọng. Nga đã có thể duy trì sự ổn định kinh tế tương đối nhờ vào khoản tiết kiệm của mình (xem con số trên về sự sụt giảm của cải tương đối sau năm 2015). Moscow đã học cách để dành khi cần, nghĩa là cần có một sự chống đỡ tài chính mới trong trường hợp khủng hoảng khác.

Thứ hai, dự trữ tài chính, hoặc chi tiêu trong trường hợp của Riyadh, là biểu lộ cho tình trạng nền kinh tế của nước này. Mặc dù Nga bị vùi dập sau nhiều năm bị trừng phạt với sự phụ thuộc mạnh mẽ vào lĩnh vực năng lượng nhưng gã khổng lồ Á-Âu vẫn là nơi có nền kinh tế đa dạng hóa đáng kể. Ngược lại, Ả Rập Saudi có mức độ phụ thuộc cao hơn vào sản xuất dầu. Do đó, việc giảm thu nhập từ xuất khẩu năng lượng cần phải được bù lại bằng cách chi tiêu khoản ngân sách tiết kiệm của quốc gia.

Ngoài ra, Ả Rập Xê Út đang trong tình trạng sa lầy tốn kém vào các cuộc chiến ở Yemen, nơi các lực lượng của họ không thể đánh bại phiến quân Houthi, được chống lưng bởi kẻ thù truyền kiếp Iran. Hơn nữa, Thái tử Ả Rập Saudi MBS đã đưa đất nước vào con đường đa dạng hóa, việc này một phần được tài trợ bằng nguồn lực quốc gia.

Đàm phán cắt giảm mới

Cơ quan xếp hạng Fitch đã nâng xếp hạng nợ của Nga gần đây, do cái mà họ gọi là “chính sách kinh tế thận trọng”. Dự trữ của Nga sẽ lên tới gần 600 tỷ đô la nhờ thặng dư thương mại và ngân sách. Các chính sách hợp lý của Moscow đã làm giảm mức cân đối tài chính từ gần 110 đô la một thùng vào năm 2013 xuống còn 40 đô la hiện tại và trong thời gian đó, Kremlin đang gia tăng thành công thị phần của mình tại thị trường châu Âu và Trung Quốc.

Một chính sách đối ngoại tích cực và các mục tiêu trong nước đầy tham vọng đòi hỏi một khoản tiền lớn trong trường hợp của Ả Rập Saudi. Do đó, Riyadh muốn thấy giá dầu ít nhất khoảng 80 USD/thùng để cân đối ngân sách của mình.

Moscow nhận thức rõ về tình hình của đối thủ và đối tác của mình. Do đó, rất có ít khả năng Kremlin sẽ đồng ý về việc tiếp tục cắt giảm sản lượng dầu để hỗ trợ giá. Theo một quan chức từ Saudi, nước này sẽ không chấp nhận giá dầu giảm xuống dưới mức hiện tại và đang xem xét tất cả các lựa chọn. Các hành động của Riyadh đã có tác động tích cực đến giá, hồi phục nhẹ vào tuần trước khi thông báo này được đưa ra theo cam kết của Ả Rập Saudi nhằm ổn định giá do chiến tranh thương mại và nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu.

Nga, rất có thể, có một sự đánh giá công bằng về sự sẵn sàng của đối tác và sự cần thiết phải hành động mà không cần sự tham gia của Moscow ngoài thỏa thuận OPEC + hiện tại. Trừ khi giá rớt xuống dưới 40 USD/thùng, Moscow sẽ vẫn miễn cưỡng đồng ý cắt giảm thêm và thay vào đó là tự do đi trên con đường tương lai của mình với giá cả hy vọng sẽ thuận lợi hơn cho các nhà sản xuất.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM