Ba ngày sau khi dầu sụt giảm sau bản tin của Bloomberg rằng Ả Rập Xê Út tức giận vì các thành viên đồng minh trong và ngoài OPEC không tuân thủ hạn ngạch sản xuất và không còn sẵn sàng bù đắp cho việc sản xuất quá mức bởi các thành viên khác của cartel, tờ WSJ đưa tin rằng Riyadh, tức giận vì giá dầu không tăng, và đe dọa sẽ thúc đẩy sản xuất dầu và đơn phương làm ngập lụt thị trường nếu "một số" các quốc gia OPEC tiếp tục không tuân thủ việc hạn chế sản lượng của nhóm.
Tối hậu thư gây ngạc nhiên này sặc mùi như những gì Ả Rập Xê Út đã làm vào tháng 11 năm 2014 khi họ giải thể cartel một cách hiệu quả và làm tràn ngập thế giới trong dầu với hy vọng đẩy các nhà sản xuất đá phiến đi đến phá sản. Bây giờ lời đe dọa này lại được đưa ra trước khi OPEC họp một ngày tại Vienna.
Lập luận của Ả Rập Xê Út đưa ra rằng họ đang chiến đấu với giá dầu thấp trong khi các thành viên của liên minh lại không tuân thủ cắt giảm sản lượng chung mà họ đã đồng ý vào mùa hè năm ngoái. Do đó, Saudis đang xem xét các biện pháp triệt để, bao gồm một hiệp ước mới mà sẽ cắt giảm sâu mặc dù có một điều mà cartel khét tiếng, đó là bỏ qua các giới hạn sản xuất tự áp đặt khi nó phù hợp với các quốc gia thành viên riêng lẻ.
Như tờ WSJ đưa tin, tại một cuộc họp kỹ thuật hôm thứ Ba, một đại biểu Saudi cho biết chính phủ của ông đang mệt mỏi vì gián tiếp làm lợi cho ngân sách của các quốc gia đang bỏ qua hiệp ước OPEC bằng cách sản xuất dầu quá mức, một người có mặt cho biết. Nếu sự không tuân thủ vẫn tiếp diễn, “quan chức Ả Rập Xê Út báo hiệu rằng vương quốc sẽ bắt đầu chỉ tuân thủ cam kết của mình –thay vì cắt giảm quá mức để bù đắp cho những thành viên không tuân thủ trong nhóm."
Các thành viên mà Saudi nhắm tới là ba quốc gia cụ thể gồm Iraq, Nigeria và Nga; điều này đã xuất hiện trong một bài thuyết trình của một quan chức Ả Rập Xê Út, ông này nói rằng bộ ba quốc gia sản xuất dầu mỏ này đã không tuân thủ hiệp ước cam kết gồm 14 quốc gia trong OPEC và 10 quốc gia đồng minh với tổng mức cắt giảm sản lượng 1,2 triệu thùng.
Phần gánh vác của Riyadh là rất lớn: Sự tranh cãi đã xuất hiện khi Ả Rập Xê Út đang hoàn tất IPO cho công ty dầu khí quốc gia Aramco và hy vọng sẽ đưa công ty ra công chúng với mức giá cao nhất có thể, tuy nhiên điều đó cũng cần một giá dầu cao hơn nhiều. Mặc dù công ty không được đề cập tại cuộc họp, nhưng một đại biểu khác nói rằng quan điểm của Saudi là "tất cả vì IPO của Aramco."
Trong khi đó, trong một khuynh hướng nghịch lý, khi Ả Rập Xê Út nổi giận với Iraq vì sản xuất quá mức, thì người hàng xóm Iran đã báo hiệu rằng, cùng với các thành viên cartel khác, họ ủng hộ việc cắt giảm thêm 400.000 thùng mỗi ngày. Tất nhiên đó là cho tất cả các nước... miễn là bản thân Iraq không phải cắt giảm thêm nữa.
Riêng Ả Rập Saudi cho thấy rằng họ sẽ ủng hộ việc cắt giảm như vậy nếu nhận được sự đảm bảo chắc chắn rằng những nước không tuân thủ hiện tại sẽ tôn trọng thỏa thuận này, WSJ dẫn lời những người biết rõ vấn đề này. Điều còn lại chưa được nói đến đó là lý do duy nhất khiến việc cắt giảm sản xuất của OPEC hoạt động tốt như vậy đó là vì sản lượng của Venezuela và Iran đã suy giảm, không phải vì tự nguyện mà là vì hai nước này không có sự lựa chọn nào khác, do đang bị Mỹ cấm vận.
Một sự thất vọng hơn nữa đối với Riyadh, tờ WSJ hả hê rằng vương quốc "đã hy vọng giữ bí mật về lựa chọn như vậy để tạo ra sự bất ngờ cho giá dầu", khi các quan chức được chỉ dẫn thảo luận trực tiếp thay vì kiểu điện tử, một người nói. Tuy nhiên, theo WSJ, giá dầu thực sự sụt giảm trong bối cảnh lo ngại rằng Ả Rập Xê Út có lẽ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc thúc đẩy sản xuất khi nước này cạnh tranh với các thành viên cartel ngày càng thù địch.
Điều trớ trêu là: trong khi một mục tiêu chung mới, thấp hơn sẽ không buộc Ả Rập Xê Út phải thực hiện cắt giảm nhiều hơn, vì họ đã tuân thủ quá mức, nhưng những nước khác sẽ không thể cắt giảm, các đại biểu của OPEC cho biết. Nhóm cũng đã xem xét đến việc gia hạn cắt giảm cho đến cuối năm 2020 để tránh dư cung. Có một mối lo ngại khác: Nga đang nổi lên như một trở ngại chính cho cả những cắt giảm sâu hơn và gia hạn. Các đại biểu của OPEC cho biết, Moscow đang muốn được sự miễn trừ khỏi việc cắt giảm chất lỏng khí đốt và không thực hiện được điều đó, sẽ chỉ tuân thủ các biện pháp hạn chế cho đến tháng 3.
Điều mà OPEC không nắm bắt được là giá dầu không còn được quyết định bởi nhà sản xuất cận biên mà bởi sự sụt giảm nhu cầu trường kỳ, và không có gì giúp cho OPEC có thể thúc đẩy điều đó.
Nguồn tin: xangdau.net