Ả-rập mua nhà máy lọc dầu lớn Port Arthur, tạo vị thế trong việc cung cấp và sản xuất dầu ở Hoa Kỳ.
Tập đoàn dầu khí quốc doanh khổng lồ của Ả-rập, Saudi Aramco, vừa chính thức sở hữu 100% cổ phần của Port Arthur, nhà máy lọc dầu lớn nhất khu vực Bắc Mỹ.
Đây là nhà máy được đặt ở Texas và có thể xử lý 600.000 thùng dầu mỗi ngày, nhà máy lọc dầu Port Arthur được coi là “viên ngọc quý” của hệ thống các nhà máy lọc dầu.
Công ty Saudi Aramco đã mua lại nhà máy lọc dầu lớn nhất nước Mỹ Port Arthur.
Công ty của Ả-rập từng sở hữu 50% cổ phần của Port Arthur thông qua 1 công ty liên doanh có tên gọi Motiva Enterprises.
Bên cạnh Port Arthur, Aramco cũng đang thâu tóm 24 điểm phân phối. Aramco độc quyền bán các sản phẩm khí đốt và dầu diesel mang thương hiệu Shell ở Georgia, Bắc Carolina, Nam Carolina, Virginia, Maryland và nửa phía Tây của bang Texas cùng phần lớn bang Florida.
Bằng cách giúp Aramco tiếp cận gần hơn với các khách hàng Mỹ, thương vụ này sẽ có lợi cho vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) mà Aramco dự kiến sẽ thực hiện vào năm 2018.
Sở hữu nhà máy lọc dầu lớn nhất nước Mỹ, Aramco có thể xuất khẩu nhiều dầu thô sang Mỹ hơn, đồng thời bán được nhiều xăng hơn cho các lái xe Mỹ.
Hiện Ả-rập đang là nguồn cung dầu thô lớn thứ hai của Mỹ, chỉ đứng sau Canada. Số liệu từ tháng 2 cho thấy Mỹ nhập khẩu 1,3 triệu thùng dầu thô từ Saudi mỗi ngày, tăng 32% so với năm ngoái.
Công ty của Ả-rập có thêm lợi thế khi mua lại nhà máy lọc dầu lớn nhất của Mỹ.
Trong khi giá dầu hiện nay còn phải chịu nhiều sự chi phối của thị trường Mỹ, một quốc gia chuyên xuất khẩu dầu và chiếm thị trường lớn ở Mỹ như Ả-rập chắc chắn không nguôi nỗi lo phá giá dầu.
Thương vụ này sẽ sớm tạo điều kiện cho Ả-rập chuẩn bị cho các kịch bản tiêu cực của giá dầu khi chịu sự chi phối từ Mỹ.
Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa mức nhập khẩu dầu vào Mỹ và lượng xăng dầu sản xuất ra ở Hoa Kỳ một khi được Ả-rập kiểm soát sẽ là bước chân vững chãi để quốc gia Trung Đông trụ lại khi thị trường ở Mỹ biến động.
Giá dầu lao dốc bắt đáy 5 tháng
Chốt phiên giao dịch ngày 2/5, giá dầu thô của Mỹ giảm 1,18 USD (tương đương 2,4%) xuống còn 47,66 USD/thùng, ghi nhận mức thấp nhất kể từ ngày 21/3.
Trong khi đó, giá dầu Brent giảm 1,06 USD (tương đương 2,1%) xuống còn 50,46 USD/thùng. Đây là mức thấp nhất kể từ ngày 29/11/2006, trước khi OPEC đồng ý "đóng băng" sản lượng để "giải cứu" giá dầu thế giới.
Nguyên nhân chính khiến giá dầu lao dốc là do sản lượng khai thác ở Mỹ, Canada và Libya không ngừng tăng lên.
Trong khi đó, Reuters nhận định sự tuân thủ trong thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu thô của OPEC bị giảm đi.
Sản lượng dầu thô của OPEC giảm tháng thứ 4 liên tiếp do nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới Saudi Arabia giữ sản lượng thấp hơn mục tiêu, còn các quốc gia được miễn trừ Nigeria và Libya đã tăng khai thác lên mức kỷ lục.
Việc tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng không còn được thực hiện nghiêm túc khi mức tuân thủ của Angola và UAE giảm từ 92% xuống còn 90%. Đặc biệt, Angola còn tuân thủ chỉ đạt 91% thay vì trên 100% hồi đầu năm.
Nguồn tin: Baodatviet.vn