Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh bên ngoài của nhóm tháng trước đã gia hạn thỏa thuận để hạn chế sản xuất 1,8 triệu thùng mỗi ngày thêm 9 tháng nữa, kết thúc vào tháng 3 năm 2018. Bất chấp thuận đó, giá dầu vẫn tiếp tục suy yếu và đang có xu hướng giảm trong bốn tuần liên tiếp.
Dưới đây là tám yếu tố đứng sau sự sụt giảm giá dầu hiện nay:
1. Xuất khẩu cao từ OPEC: Mặc dù sản lượng khai thác giảm từ các nhà sản xuất dầu, nhưng mức xuất khẩu vẫn duy trì ở mức cao như nhiều dữ liệu theo dõi tàu chở dầu cho thấy. Morgan Stanley trong một báo cáo ngày 8 tháng 6 nói rằng dữ liệu theo dõi tàu chở dầu đã cho thấy xuất khẩu đường biển tăng mạnh trong tháng 5 trên toàn thế giới, tăng 2,2 triệu thùng/ngày từ tháng 4 và 3,3 triệu thùng/ngày từ tháng 5 năm 2016.
2. Dự trữ dầu thô thế giới ở mức cao: Bộ trưởng Năng lượng Saudi Khalid Al-Falih nói với nhật báo Arabar Asharq Al-Awsat trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 19 tháng 6 rằng các kho dự trữ dầu trên toàn cầu đang giảm xuống sau thỏa thuận. Các kho dự trữ dầu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã giảm 65 triệu thùng so với mức cao nhất vào tháng 7 năm 2016. Tuy nhiên, Al-Falih thừa nhận rằng các kho dự trữ của Mỹ đang giảm ít hơn dự kiến. Đối với thị trường này, việc sụt giảm hàng tồn kho quá chậm để có thể kích hoạt phản ứng giá cả. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ước tính trữ lượng dầu ở OECD vẫn ở mức cao hơn 292 triệu thùng so với mức trung bình 5 năm. Hãng nghiên cứu năng lượng Bernstein ước tính rằng các kho dự trữ của Mỹ cần phải giảm 4 triệu thùng mỗi tuần quay lại mức bình thường.
3. Mối quan ngại về nhu cầu tiêu thụ xăng: Triển vọng tiêu thụ xăng tại Mỹ mùa hè này là một mối lo ngại. Theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), các kho dự trữ xăng tăng 2,1 triệu thùng và trữ lượng xăng hiện đang ở mức 242,4 triệu thùng, cao hơn tương đương 9% so với mức trung bình 5 năm là 223 triệu thùng.
4. Số lượng các giàn khoan tăng lên: Số lượng giàn khoan dầu của Mỹ tiếp tục tăng. Theo các dữ liệu hàng tuần từ Baker Hughes phát hành vào ngày 16 tháng 6, các nhà khoan dầu Mỹ đã bổ sung thêm giàn khoan liên tiếp trong 22 tuần, đánh dấu đà tăng kéo nhất trong ít nhất ba thập niên.
5. Lo ngại về nguồn cung năm 2018: IEA cho biết trong báo cáo ngày 14 tháng 6 rằng nguồn cung từ các nhà sản xuất không thuộc OPEC trong năm tới có thể bù đắp cho sự cắt giảm từ OPEC và các đồng minh. Nhu cầu dầu dự kiến sẽ tăng khoảng 1,4 triệu thùng/ngày vào năm 2018, nhưng nguồn cung ngoài OPEC sẽ tăng nhanh hơn, gần 1,5 triệu thùng/ngày.
6. Giá dầu đang trong mô hình contango: Brent và West Texas Intermediate (WTI), giảm gần 15% kể từ cuối tháng 5, cả hai đều đang giao dịch trong mô hình contango. Contango là một cấu trúc thường cho thấy nhu cầu tiệu thụ suy yếu của hàng hó đối với các lô hàng gaio ngay vì nó có nghĩa là giá dầu trong tương lai cao hơn giá hiện tại, do đó nó khiến cho các nhà sản xuất sẽ có xu hướng tích trữ dầu thô để bán trong tương lai.
7. Sự phục hồi sản lượng dầu từ Libya, Nigeria: Sản lượng dầu Libya tuần này tăng 200.000 đến 300.000 thùng/ngày từ mức đầu tháng 5. Nigeria cũng đang đẩy mạnh sản lượng thêm 200.000 thùng/ngày trong tháng này. Thị trường lo ngại rằng điều này sẽ làm tăng lượng cung quá mức, nhưng ông Al-Falih vào ngày 19 tháng 6 cho biết rằng sự gia tăng này nằm trong giới hạn đã được thỏa thuận của hiệp ước ban đầu hồi năm ngoái.
8. Sự đầu cơ: Al-Falih đổ lỗi cho sự biến động của giá dầu là do hoạt động đầu cơ vì nhiều người đang giao dịch mua bán dựa trên các thông tin truyền thông báo chí và các dự báo tăng trưởng nguồn cung từ các nguồn "có thể sẽ không xảy ra."
Nguồn: xangdau.net