Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

5 yếu tố làm cản trở đà phục hồi giá dầu

Dầu đang cố gắng phục hồi sau khi lao dốc vào hôm qua, nhưng nỗi sợ dư cung vẫn còn. Khi những đồn đoán về việc gia hạn cắt giảm sản xuất của OPEC, thì hãy nhớ, đây là 5 điều cần được xem xét trong thị trường dầu mỏ hiện nay:
1) Hôm qua, chúng tôi đã đề cập đến chuyện chúng ta sẽ chứng kiến một đợt đổ dầu từ Trung Đông vào Gulf Coast Mỹ trong tuần này như thế nào (điều mà ban đầu chúng tôi đã nói bóng gió vào tháng trước). Sau khi các nhà sản xuất Trung Đông ưu tiên cho việc vận chuyển dầu thô sang châu Á trong tháng 1 và tháng 2 thì đã chuyển hướng tới Mỹ vào tháng 3.
Tức là, trong khi chúng ta đang chứng kiến lượng dầu đến ngày càng nhiều tới vùng Vịnh Mỹ thì điều này có thể không nhất thiết dẫn đến nhập khẩu cao hơn trong tuần này. Sau khi đạt mức thấp nhất kể từ tháng 9 năm ngoái vào đầu tuần trước, dầu thô đang chờ ở ngoài khơi vùng Vịnh Mỹ đã tăng lên, tăng hơn 9 triệu thùng trong 10 ngày qua:


2) Chúng tôi đã gần đây thảo luận về dầu của Mỹ Latinh và Tây Phi đang hướng tới Châu Á nhiều như thế nào, kéo theo chênh lệch giá có lợi (ví dụ Brent và WTI so với chuẩn của Dubai-Oman). Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là lưu lượng dầu thô tới theo hướng khác.
Theo biểu đồ minh họa của chúng tôi dưới đây, Mỹ nhập trung bình một triệu rưỡi thùng từ Đông Nam Á mỗi tháng, phần lớn đến từ Indonesia (và dầu thô ngọt Minas). Chúng ta cũng nhìn thấy các loại dầu đến từ Việt Nam, Malaysia và Thái Lan- cùng với các loại dầu của Indonesia - nhìn chung tất cả đều hướng đến Quần đảo Hawaii.
Tuy nhiên, thỉnh thoảng chúng ta thấy một số thùng dầu từ Đông Nam Á đến bờ biển phía Tây. Đơn cử như, hỗn hợp Kutubu từ Papua New Guinea đã được hút ra tại nhà máy lọc dầu Ferndale của BP trong tháng này. Đây là lần đầu tiên xuất hiện loại dầu thô nhẹ đến bờ biển Hoa Kỳ theo ghi nhận của chúng tôi.

3) Biểu đồ dưới đây là từ bài báo Bloomberg cho thấy OPEC gây ngạc nhiên cho thị trường khi tồn kho dầu cao hơn mặc dù đang cắt giảm, các thành viên của OPEC đi nhanh hơn vào cuối năm ngoái: họ xuất khẩu càng nhiều càng tốt. Do đó, tất cả những nỗ lực của nhóm này trong nửa đầu năm nay là để tháo gỡ tác động của sự bùng nổ đó.
Bloomberg sử dụng dự báo về cung- cầu của IEA để nhấn mạnh rằng sẽ mất đến cuối tháng 6 cho việc cắt giảm sản lượng của OPEC để đưa tồn kho trở lại mức của tháng 12. Điều này sẽ khiến tồn kho vẫn còn cao hơn khoảng 200 triệu thùng so với mức trung bình 5 năm, làm cho OPEC có nhiều việc phải làm để đạt được mục tiêu của họ. Từ số liệu này, dường như là hợp lý khi cho rằng OPEC sẽ duy trì thỏa thuận cắt giảm sản lượng vào nửa cuối năm nay.

4) Báo cáo Năng suất khoan dầu mới nhất từ EIA đặc biệt thú vị do số liệu mới nhất về các giếng khoan chưa hoàn thành (DUCs). Chúng ta không chỉ thấy DUCs tăng lên mức kỷ lục mới ở lưu vực Permian (tăng 90 giếng- tức 5 phần trăm - lên 1864 giếng), mà còn chứng kiến sự gia tăng tại Eagle Ford (tăng 26 lên 1.285 giếng). Khả năng mang khối lượng gia tăng vào thị trường chỉ càng xác nhận thêm dự báo cho một thị trường nội địa sắp tới được cung cấp thừa mứa.

5) Cuối cùng, thông tin đến từ bài báo về Venezuela. Mười tám trong tổng số 31 tàu chở dầu của PdVSA đã không còn hoạt động vào cuối tháng 3 vì đang bị hư hỏng, hoặc cần được làm sạch trước khi vào cảng nước ngoài.
Để bù cho các tàu chở dầu bị mất, PdVSA đang cho thuê hơn 50 tàu chở dầu, với chi phí lên đến 1 triệu đôla mỗi tháng cho một tàu. Với ngành dầu mỏ chiếm khoảng 90% thu nhập của chính phủ Venezuela, thì dường như cả ngành dầu khí và nền kinh tế rộng hơn đang vượt ra khỏi tầm kiểm soát.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM