Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

5 rủi ro hàng đầu cho giá dầu

Tồn kho dầu mỏ toàn cầu đã bắt đầu giảm và cân bằng cung- cầu sẽ sớm đi vào thâm hụt, nếu nó chưa xảy ra. Điều đó sẽ đẩy nhanh sự sụt giảm trong các kho dự trữ dầu thô và đưa thị trường trở lại " sự cân bằng", làm đẩy giá dầu lên.

Ít nhất, điều đó đang là giả định. Nhưng có một loạt các câu hỏi lớn đặt ra - một vài nước có thể làm đảo lộn lý thuyết rằng thị trường dầu đang trên một quỹ đạo hướng tới sự cân bằng.

Dưới đây là năm quốc gia có thể gây bất ngờ cho thị trường dầu:

1. Venezuela. Nền kinh tế Venezuela đã rơi tự do kể từ khi giá dầu sụp đổ vào năm 2014. Tuy nhiên, gần đây tình hình ngày càng xấu đi, với hàng trăm ngàn người xuống đường. Dù mọi thứ chắc chắn có thể kéo dài, nhưng tình cảnh ở Caracas hẳn là sẽ mang lại cảm giác về giai đoạn cuối cùng cho chính phủ Maduro. Sản lượng dầu đã giảm gần 10% trong năm ngoái và sẽ tiếp tục lao dốc trong năm nay. Đáng buồn là sự sụp đổ toàn bộ của xã hội Venezuela là có thể, đe doạ đến sản lượng 2 triệu thùng dầu mỗi ngày. Ở mức thấp nhất, sản lượng sẽ tiếp tục sụt giảm. Mặt khác, Bloomberg Gadfly chỉ ra rằng nhu cầu của Venezuela cũng sẽ giảm mạnh trong kịch bản này, bù cho sự thiếu hụt nguồn cung nhưng tạo ra một nguy cơ khác cho thị trường dầu.

2. Libya. Quốc gia Bắc Phi thuộc OPEC đã thành công trong việc mang trở lại một lượng lớn nguồn cung dầu tiềm ẩn, làm tăng sản lượng lên 700.000 thùng/ngày vào đầu năm nay, về cơ bản tăng gấp đôi mức 2016. Nhưng sản lượng đã dao động lên xuống trong vài tuần qua, với các mỏ dầu và kho cảng xuất khẩu ngừng hoạt động trong một vài tuần. Khó mà có được số liệu, nhưng các báo cáo gần đây cho thấy sản xuất Libya hiện tại khoảng 490.000 thùng/ngày. Cũng khó để kết hợp Libya vào các kịch bản dự báo dầu do sự không chắc chắn lớn. Những thứ có thể hỗ trợ giá dầu là tình trạng ngừng hoạt động tại Libya có thể kéo dài, làm mất hàng trăm nghìn thùng mỗi ngày. Tuy nhiên, cũng có yếu tố khiến giá giảm - Công ty dầu mỏ quốc gia Libya đang đặt mục tiêu sản xuất 1,2 triệu thùng/ngày vào cuối năm. Con số này cách xa với kết quả đạt được trước đó, nhưng thật khó để cường điệu hóa tác động sầu não mà hơn 500.000 thùng dầu được thêm vào nguồn cung lên giá dầu.

3. Nigeria. Nigeria là một yếu tố rủi ro tương tự đối với thị trường dầu như Libya. Cả hai nước đều được miễn trừ khỏi thỏa thuận cắt giảm của OPEC và cả hai đều đại diện cho những rủi ro lên và xuống đối với thị trường dầu. Năm ngoái, Nigeria đã thu hút nhiều sự chú ý vì một loạt các cuộc tấn công vào đường ống dẫn dầu từ lực lượng Delta Niger Avengers. Các cuộc tấn công đã chậm lại nhiều, nhưng các cơ sở hạ tầng quan trọng - chẳng hạn như kho cảng xuất khẩu 300.000 thùng dầu Forcados mỗi ngày- vẫn dừng hoạt động. Sản lượng đã giảm xuống mức thấp nhất trong ba thập niên với 1.6 triệu thùng/ngày, từ mức đỉnh 2,2 triệu thùng/ngày vào năm 2014. Khả năng tăng sản lượng ở Nigeria dường như còn hạn chế hơn cả Libya, do thiệt hại về cơ sở hạ tầng, nhưng cũng có phần dịu bớt vì phần lớn sự phá hoại đã đi qua. Tuy nhiên, Nigeria cho thấy còn rất nhiều bất ổn sắp tới.

4. Dầu đá phiến Mỹ. Trong khi các quốc gia khác gây rủi ro cho thị trường dầu mỏ vì xung đột, thì Mỹ có thể làm hỏng nhiều dự báo bởi vì tình trạng không rõ ràng xung quanh tốc độ quay trở lại của ngành công nghiệp đá phiến. Các dự báo trước đây cho thấy tăng trưởng của dầu đá phiến chỉ vài trăm nghìn thùng mỗi ngày trong năm nay. Tuy nhiên, dữ liệu sơ bộ từ EIA cho thấy sản lượng dầu của Mỹ đã tăng gần 300.000 thùng/ngày trong năm 2017 và sản lượng có thể tăng thêm 400.000 thùng/ngày vào cuối tháng 12. Không chỉ khó để dự đoán tốc độ tăng trưởng, mà dầu đá phiến Mỹ còn nhạy cảm hơn nhiều với giá dầu so với các nguồn sản xuất khác, vì vậy những gì xảy ra trong thời gian còn lại của năm là có tính biến động cao và tùy thuộc vào điều kiện thị trường.

5. Nga. Cuối cùng, chất xúc tác ngắn hạn lớn nhất đối với nguồn cung toàn cầu, kéo theo đó là giá dầu, đó là liệu OPEC có đồng ý mở rộng cắt giảm hay không. Có khoảng 1,8 triệu thùng/ngày (1.2 triệu thùng/ngày là sản lượng của OPEC, cộng với 558.000 thùng/ngày từ các nước khác). Đến nay, dường như OPEC đang ủng hộ việc gia hạn, với ủy ban giám sát của nhóm đang đề nghị gia hạn một cách chính thức. Tuy nhiên, thành tố cuối cùng cho việc mở rộng là sự hợp tác của Nga, cho đến nay nước này đã từ chối tuyên bố công khai quan điểm của mình. Như Bloomberg đưa tin, một yếu tố phức tạp cho những cân nhắc của Nga là thực tế sản lượng dầu của Nga thường tăng trong mùa hè. Điều đó, cộng thêm với sự thật là các công ty dầu mỏ của Nga có một số dự án lớn, có thể làm cho quyết định của điện Kremlin về việc gia hạn trở nên căng thẳng hơn nhiều. Mặc dù có vẻ như không thể xảy ra vào thời điểm này nhưng Nga có thể làm phá hoại thỏa thuận, dẫn đến nguồn cung toàn cầu cao hơn nhiều và gây thiệt hại lớn đối với giá dầu thô.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM