Giá dầu dường như bị kẹt tại ngưỡng 50 USD/thùng, nhưng điều đó không có nghĩa là không có những nguy cơ nghiêm trọng về phía nguồn cung cấp tới thị trường.
Sự gián đoạn bất ngờ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, như đã từng xảy ra trong quá khứ, dẫn đến sự gia tăng đột biến và đột ngột về giá. Căng thẳng địa chính trị đã không có ý nghĩa gì kể từ sự sụp đổ của giá dầu vào năm 2014, nhưng bây giờ đã trở lại khi những rạn nứt xuất hiện ở một số quốc gia sản xuất dầu quan trọng. Mối đe dọa về sự gián đoạn sẽ tạo thêm áp lực khi thị trường dầu mỏ thắt chặt.
Iran, Iraq, Libya, Nigeria và Venezuela - vẫn tiếp tục nhìn thấy khả năng gián đoạn nguồn cung, với xuất khẩu dầu mỏ ở miền Bắc Iraq gặp nguy cơ do căng thẳng leo thang giữa Chính phủ vùng Kurdistan, Baghdad và Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi Hoa Kỳ đã quyết định bác bỏ xác nhận thỏa thuận hạt nhân năm 2015 của Iran, ngân hàng Citi Mỹ cho biết.
Thực vậy, năm quốc gia sản xuất dầu nổi bật đang phải đối mặt với nhiều thách thức, vì nhiều lý do khác nhau, tất cả đều có thể gây bất ngờ cho thị trường dầu mà không có thông báo trước nào.
1. Iraq. Rủi ro nhiều nhất về nguồn cung trong ngắn hạn đến từ Iraq. Vụ chiếm giữ bất ngờ mỏ dầu tại Kirkuk của chính phủ Iraq đã làm gián đoạn một số chuyến dầu. Hai mỏ dầu Bai Hassan và Avana gần Kirkuk vẫn đóng cửa tính cho tới ngày 19 tháng 10, làm mất ít nhất 275.000 thùng/ngày. Dự kiến sự thất thoát này chỉ là tạm thời; một nguồn tin nói với Reuters vào tuần trước cho biết họ đang tìm kiếm một số thiết bị để đưa các mỏ dầu hoạt động trở lại. Một đại lý tại cảng Ceyhan của Thổ Nhĩ Kỳ - điểm đến cho xuất khẩu dầu phía bắc của Iraq - nói với Bloomberg rằng lưu lượng dầu đã giảm xuống 196.000 thùng/ngày tính đến ngày 19 tháng 10, tức là mất khoảng 400.000 thùng/ngày. Iraq là mối đe doạ trong ngắn hạn rõ ràng nhất đối với nguồn cung toàn cầu, nhưng do phần lớn sản lượng của nước này nằm ở phía Nam, cách xa khu vực bất ổn nên tình trạng gián đoạn có khả năng cao nhất là 600.000 thùng/ngày và có lẽ chỉ là tạm thời.
2. Iran. Đây có lẽ là dấu hỏi lớn nhất trong danh sách này và ở vị trí mạnh hơn so với những đồng minh mong manh hơn. Nguy hiểm đối với Iran là sự trở lại của các lệnh trừng phạt từ Hoa Kỳ, dù vẫn chưa được quyết định. Thậm chí như vậy, không rõ liệu Hoa Kỳ có khả năng hạn chế xuất khẩu dầu của Iran hay không. Nó có lẽ sẽ xua đuổi khoản đầu tư mơi, nhưng Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Rex Tillerson gần đây đã nỗ lực để đảm bảo với các quan chức châu Âu rằng sẽ không ngăn cản việc kinh doanh giữa các công ty châu Âu với Iran. Goldman Sachs ước tính rằng với kịch bản tương đối tồi tệ nhất của việc các lệnh trừng phạt Mỹ quay trở lại, hàng trăm nghìn thùng dầu xuất khẩu sẽ có nguy cơ - không nhiều hơn 1 triệu thùng/ngày đã bị bị gián đoạn trước đó do các biện pháp trừng phạt trước khi có thỏa thuận hạt nhân. Tuy nhiên, tại thời điểm này, những gián đoạn tiềm năng là quá giả thiết để được xem xét nghiêm túc. Iran có thể sẽ không gây ra nguy cơ về nguồn cung cho thị trường, ít nhất là không phải trong năm nay.
3. Libya. Thành viên của OPEC ở Bắc Phi đã được miễn trừ khỏi thỏa thuận OPEC, và trong phần lớn năm qua đã tạo nguy cơ làm giảm giá dầu, chứ không phải là tăng. Đó là bởi vì nước này đã tăng gần gấp ba sản lượng từ khoảng 300.000 thùng/ngày hồi tháng 8 năm 2016 lên khoảng 850.000 thùng/ngày hiện nay, giảm một chút so với mức đỉnh gần đây hơn 1 triệu thùng/ngày. Nhưng thiệt hại tới một số kho cảng xuất khẩu có thể đồng nghĩa sản lượng trong ngắn hạn có mức trần khoảng 1,25 triệu thùng/ngày, có nghĩa là Libya sẽ không thể mang sản lượng trở lại mức trước chiến tranh là 1,6 triệu thùng/ngày. Nhưng bởi vì sản lượng hiện nay đã được trợ cấp và được đưa vào trong những tính toán định giá toàn cầu, Libya hiện đang là một mối đe dọa nguồn cung cho thị trường bởi vì sự gián đoạn là hoàn toàn thực tế do bất ổn liên tục. Nước này đang gần mức trần sản xuất, trong khi có rất nhiều khả năng để giảm trở lại.
4. Nigeria. Câu chuyện ở đây tương tự như Libya. Nước này cũng được miễn trừ cắt giảm vì bạo lực và bất ổn trước đây đã làm mất một phần đáng kể của sản lượng dầu. Tuy nhiên, sự khôi phục sản lượng của Libya trùng hợp với tình trạng bạo lực suy giảm tương tự ở đồng bằng Niger. Một lệnh ngừng bắn đã mang lại sự bình yên trong phần lớn năm qua, cho phép sản xuất hồi phục từ mức thấp 1,2 triệu thùng/ngày trong năm ngoái, hiện lên đến 1,8 triệu thùng/ngày. Khả năng sản lượng tăng hơn nữa có thể bị hạn chế, nhất là vì nước này đã cam kết sẽ hạn chế sản xuất khi đạt 1,8 triệu thùng/ngày. Trong khi đó, hòa bình ở đồng bằng Niger vẫn còn mong manh, và nhiều tin tức cho thấy phiến quân đã trở nên nản lòng với tốc độ đàm phán với chính phủ làm dấy lên những lo ngại về tình trạng bạo lực trở lại. Do đó, sự phục hồi sản xuất ở Nigeria không được đảm bảo.
5. Venezuela. Sự sụp đổ đang lộ dần của Venezuela gần như chắc chắn rằng nhiều sản lượng dầu của nước này sẽ bị bào mòn, có lẽ với tốc độ nhanh hơn. Tính đến tháng Chín, Venezuela chỉ sản xuất 1,89 triệu thùng/ngày, giảm từ 3,2 triệu thùng/ngày vào cuối những năm 1990, nhưng cũng giảm từ gần 2,4 triệu thùng/ngày so với năm 2015. Không có tiền mặt, hãng dầu khí quốc doanh PDVSA không thể đầu tư mới vào sản xuất và thậm chí không thể đầu tư vào hoạt động bảo trì để giữ cho sản lượng hiện tại không bị sụt giảm. Các bản tin cho thấy rằng ngay cả dầu được sản xuất hiện nay cũng đang bị giảm chất lượng vì PDVSA không có phương tiện để xử lý dầu thô nặng của nó. Tồi tệ hơn, với khoản nợ khổng lồ sắp đến hạn trong vài tuần tới, thì tình trạng vỡ nợ là có thể. Tất cả những điều này làm cho sản lượng dầu của nước này càng sụt giảm hơn nữa.
Nguồn tin: xangdau.net