Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

5 kịch bản có thể xảy ra trong cuộc họp OPEC

Cuộc họp OPEC đang được mong đợi sẽ diễn ra trong tuần này, nhưng không giống như các cuộc họp trước đây, sự cường điệu và hứng thú ít hơn nhiều thấy rõ. Chủ yếu là do kết quả cuối cùng được cho là một kết luận đã được biết từ trước. Tuần trước, Ả-rập Xê-út và Nga đã phát tín hiệu cho sự kiện của cuộc họp ngày 25 tháng 5, với thông báo ủng hộ cho việc gia hạn cắt giảm sản lượng hiện tại lên 9 tháng - 1,2 triệu thùng mỗi ngày từ OPEC cộng với 558.000 thùng/ngày từ nhóm các nước không thuộc OPEC. Với sự nhất trí từ hai nhà sản xuất dầu quan trọng nhất, cuộc họp sẽ nhanh chóng và dễ dàng.

Bjarne Schieldrop, chuyên gia phân tích hàng hóa tại SEB Markets, cho biết: "Quyết định này có vẻ gần như là một thỏa thuận đã hoàn tất. Dường như có một sự hòa hợp rất cao trong nhóm."

Nhưng nếu chúng ta đã rút được bài học từ các cuộc họp của OPEC trong vài năm gần đây, thì không có thứ gì nên cho là đúng. Nhiều lần OPEC dường như làm cho thị trường ngạc nhiên. Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia đã ngụ ý vào cuối tuần trước rằng cuộc họp OPEC có thể có nhiều sự kịch tính hơn nhiều nhà phân tích hiện đang mong đợi. Bộ trưởng Năng lượng Saudi Khalid al-Falih phát biểu tại một cuộc họp báo ở Riyadh rằng "Mọi người mà tôi đã nói chuyện đều bày tỏ sự ủng hộ và nhiệt huyết để tham gia vào hướng đi này, nhưng tất nhiên điều đó không ngăn cản bất cứ đề xuất sáng kiến nào có thể xảy ra".

Vì vậy, ngay cả khi một sự đồng thuận đã hình thành trên một kết quả cụ thể, thì dưới đây là một số "kịch bản bất ngờ" có thể xảy ra trong cuộc họp OPEC tuần này, được sắp xếp theo trình tự giá dầu từ thấp lên cao nhất.

1. Không gia hạn. Điều này sẽ là tai hại nhất cho giá dầu, khi OPEC từ bỏ hành động chung của mình và trở lại cho sản xuất 100% công suất. Với thị trường dầu vẫn đang bị dư cung, thì việc quay trở lại sản lượng cao hơn sẽ khiến cho WTI và Brent lún sâu, rơi vào ngưỡng 40 USD hoặc có thể thấp hơn nữa. Tuy nhiên, kịch bản cực đoan nhất này cũng là kết quả ít khả năng xảy ra nhất.

2. Gia hạn 6 tháng. Tức là duy trì những cắt giảm hiện tại thêm sáu tháng nữa. Đây là viễn cảnh được cho là có nhiều khả năng xảy ra nhất cho đến gần đây. Trữ lượng toàn cầu vẫn duy trì ở mức cao, và việc mở rộng các cắt giảm cho tới cuối năm có lẽ sẽ không đủ để đưa tồn kho trở lại mức trung bình 5 năm. Thị trường đang mong đợi nhiều hơn thế, nên việc gia hạn sáu tháng, vô hình trung sẽ được xem như là một sự thất vọng và sẽ đẩy giá dầu xuống.

3. Gia hạn 9 tháng. Việc mở rộng các cắt giảm cho đến cuối quý I năm 2018 hiện tại đang là giả định được thị trường chấp nhận, và sẽ được thỏa mãn với một tiếng thở phào nhẹ nhõm. Nhưng kể từ khi nó trở thành vạch ranh giới mới thì một đợt tăng giá mạnh có lẽ là không thể.

4. Gia hạn 9 tháng cùng với thêm nhiều nước tham gia. Khalid al-Falih ngụ ý rằng những bổ sung mới cho hiệp định này có thể sẽ được đưa ra. "Chúng tôi tin rằng việc tiếp tục với cùng mức cắt giảm như vậy, cộng thêm việc bổ sung thêm một hoặc hai nhà sản xuất nhỏ", ông nói vào cuối tuần qua. Việc bổ sung một vài nhà sản xuất nhỏ sẽ tăng thêm một chút cho cú đòn tâm lý cho sự đồng thuận này, nhưng có lẽ sẽ không làm thay đổi cân bằng cung- cầu theo bất kỳ cách cơ bản nào. Kết quả này có lẽ sẽ giúp cho giá dầu tăng vài đôla một thùng.

5. Gia hạn 9 tháng với những cắt giảm sâu hơn. Đây là một kịch bản được quan tâm. Một nguồn tin của OPEC gần đây trao đổi với Reuters rằng nhóm đang xem xét việc cắt giảm sản lượng sâu hơn. "Tất cả các lựa chọn đều để ngỏ", nguồn tin cho hay. Giảm sâu hơn có thể dưới nhiều hình thức khác nhau. Hạn mức sản lượng chung là 32,5 triệu thùng/ngày có thể được hạ xuống, với các hạn mức cụ thể cho từng quốc gia được thắt chặt. Đây sẽ là một sự mạnh tay, nhưng nếu nhất trí với việc đó sẽ dẫn đến một sự tác động mạnh hơn lên giá, ngay lập tức đẩy giá dầu thô lên đáng kể. Một cách khác để thực hiện cắt giảm sâu hơn là loại bỏ việc miễn trừ cho Libya và Nigeria. Cả hai nước đều không bị hạn chế sản xuất trong sáu tháng đầu, và cả hai đều đã tăng sản lượng và phát tín hiệu tăng trưởng sản xuất nhiều hơn trong tương lai gần. Không rõ liệu họ có đồng ý với các hạn mức, do những khó khăn kinh tế và an ninh nghiêm trọng.

OPEC có khuynh hướng gây ngạc nhiên, vì vậy bất kỳ kết quả nào đã nêu trên đây hay những kết quả khác đều có thể xảy ra. Tuy nhiên, việc mở rộng các cắt giảm hiện tại trong chín tháng dường như là kịch bản có khả năng xảy ra nhiều nhất. Đồng thời, OPEC đã tự đẩy mình vào chân tường vì đã làm tăng sự kỳ vọng đến mức mà bất cứ điều gì ít hơn như thế sẽ được coi là một thất vọng lớn.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM