VOVNEWS xin giới thiệu cùng bạn đọc chùm ảnh của tác giả Phạm Ngọc Lâm, người đã theo sát từng công việc xây dựng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất ngay từ những ngày đầu.
Việt Nam sẽ có những sản phẩm xăng dầu thương mại đầu tiên vào ngày 25/2/2009. Ban quản lý dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất vừa cho biết và khẳng định như vậy là đúng với tiến độ xây dựng 44 tháng đã được Quốc hội phê duyệt. Nhà máy lọc dầu Dung Quất đến nay đã hoàn thành 98% công việc xây dựng và việc lắp ráp đã hoàn thành, một số công đoạn đã bước vào chạy thử.
Nhà máy Lọc dầu Dung Quất được chính thức khởi công vào ngày 28/11/2005. Đây được coi là công trình đang xây dựng lớn nhất nước ta tính đến thời điểm này, với tổng vốn đầu tư ban đầu là hơn 2,5 tỷ USD. Nhà máy có công suất lọc 6,5 triệu tấn/năm, khi đi vào hoạt động sẽ cho ra 6,3 triệu tấn sản phẩm với cơ cấu gồm Xăng Mogas 90/92/95; Dầu Diesel; khí Propylene và khí gas (LPG); Dầu hỏa và nhiên liệu phản lực cùng nhiều loại sản phẩm khác, đáp ứng khoảng 30% nhu cầu nhiên liệu sử dụng trong nước.
Xây dựng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất thực sự là một khối công việc khổng lồ. Nhà máy được xây dựng trên tổng diện tích tương đương với 800 sân bóng đá. Để xây dựng công trình trọng điểm quốc gia này, các nhà thầu đã phải sử dụng một khối lượng vật tư, thiết bị tương đương với 10.000 xe bus cỡ lớn; chiều dài các loại dây cáp điện đủ để căng từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại; và lượng thép đủ để xây dựng 2 tháp Eiffell... Vào thời gian cao điểm, có hơn 14.000 kỹ sư, chuyên gia và công nhân được huy động làm việc trên công trường.
Nhân dịp này, VOVNEWS xin giới thiệu cùng bạn đọc chùm ảnh của Xuân Bách và tác giả Phạm Ngọc Lâm, người đã theo sát từng công việc xây dựng ngay từ những ngày đầu.
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải thăm công trường xây dựng NMLD Dung Quất ngày 9/6/2008. (
Ảnh: Phạm Ngọc Lâm)
Ngày 6/12/2007, Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm công trình XD NMLD Dung Quất - Nhà máy mà chính ông đã ký quyết định cho xây dựng. (
Ảnh: Phạm Ngọc Lâm)
Đổ bê tông nền trên công trường Gói thầu EPC 1 dành cho các phân xưởng công nghệ và phụ trợ của NMLD. Ngày 31/5/2008. (
Ảnh: Phạm Ngọc Lâm)
Đêm 26/11/2008 trên công trường Phân xưởng Cracking xúc tác của NMLD Dung Quất. (
Ảnh: Phạm Ngọc Lâm)
Thi công lắp dựng Tháp tái sinh xúc tác tại phân xưởng Cracking xúc tác. Ngày 20/9/2007. (
Ảnh: Phạm Ngọc Lâm)
Vận chuyển buồng tách của cụm phản ứng nặng 515,4 tấn, dài 37,55 m, đường kính nơi rộng nhất 10,5 m. Ngày 14/7/2007. (
Ảnh: Phạm Ngọc Lâm)
Thi công lắp ống mềm dẫn dầu thô của Phao rót dầu một điểm neo (SPM). 2 ống mỗi ống dài 250 m đường kính bên trong khoảng 44 cm. Một đầu nối với Phao rót dầu một điểm neo, một đầu gắn vào tàu dầu để bơm dầu. (
Ảnh: Phạm Ngọc Lâm)
Tự hào được tham gia xây dựng công trình trọng điểm quốc gia. (
Ảnh: Phạm Ngọc Lâm)
Lắp ống mềm dẫn dầu thô của Phao rót dầu một điểm neo (SPM). Hai ống mỗi ống dài 250 m, đường kính bên trong khoảng 44 cm. Một đầu nối với Phao rót dầu một điểm neo, một đầu gắn vào tàu dầu để bơm dầu. (
Ảnh: Phạm Ngọc Lâm)
Phao rót dầu một điểm neo (SPM) trong Hệ thống nhập nước biển làm mát. (
Ảnh: Phạm Ngọc Lâm)
|
Chèn chú thích ảnh vào đây |
Nhà điều hành trung tâm được coi là “bộ não” của NMLD Dung Quất. Áp suất bên trong nhà luôn cao hơn bên ngoài để 10cháy nổ. Một kíp làm việc tại đây chỉ khoảng 20 người, nhưng có thể kiểm soát toàn bộ mọi hoạt động của nhà máy, ở tầm xa tới hơn 10 km. (
Ảnh: Xuân Bách)
Khu bể chứa Khí hóa lỏng có dung tích làm việc mỗi bồn là 4.510 m33, bể chứa xăng A 92/95 có dung tích làm việc mỗi bể là 22.969 m3. (
Ảnh: Xuân Bách)
Đấu điện cho vòi bơm dầu cho tàu vào tiếp nhận sản phẩm. (
Ảnh: Xuân Bách)
Hệ thống ống được bọc cách nhiệt dẫn sản phẩm ra Cảng xuất sản phẩm. (
Ảnh: Xuân Bách)
(VOV)