Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

2019 - Một năm quan trọng nhất đối với OPEC

Sự thay đổi nhanh chóng trong phát biểu của OPEC ở Vienna làm nổi bật sự chia rẽ ngày càng lớn trong nội bộ nhóm. Nhiều nhà phân tích dầu mỏ và các chuyên gia tài chính đã rơi vào mánh khóe truyền thông lâu đời nhất trên thế giới, và sự rạn nứt ngày càng tăng trong tổ chức này cho thấy một kỷ nguyên mới đang đến.

Cái gọi là cắt giảm sản xuất bất ngờ, được trình bày bởi thiên tài truyền thông OPEC và Bộ trưởng Năng lượng Saudi Khalid Al Falih, là không đủ để hạn chế bớt sự bất ổn hiện tại trên thị trường dầu mỏ. Sau lần đầu tiên đề cập đến việc chỉ cắt giảm sản lượng 800.000-1 triệu thùng/ngày, khiến giá bị giảm ngay lập tức, Al Falih, trong sự hợp tác với người đồng cấp Nga Novak, đã gây ngạc nhiên cho thị trường 24 giờ sau đó bằng cách thông báo thỏa thuận cắt giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày. Phản ứng của thị trường, và tất cả các chuyên gia trong ngành, là có thể dự đoán được. Giá dầu thô tăng vọt, phản ánh niềm tin rằng sự ổn định đã trở lại. Thậm chí nếu không biết sự thật thực sự của thỏa thuận này, thì tâm lý thị trường dầu mỏ đã trở nên lạc quan ngay lập tức. Theo tuyên bố của OPEC và các đối tác ngoài OPEC, việc cắt giảm sản lượng sẽ dựa trên mức sản xuất tháng 10 năm 2018, bao gồm một số cam kết mơ hồ của các quốc gia không thuộc OPEC. Tâm lý giá tăng dường như đã trở lại, nhưng một số yếu tố quan trọng vẫn chưa rõ ràng.

Tạm thời không nói tới tâm lý thị trường dầu và các chiến lược truyền thông của OPEC, hai kịch bản khủng hoảng thực sự đã xuất hiện. Đầu tiên là các nguyên tắc cơ bản thị trường thực sự liên quan đến một kịch bản. Nhìn vào sự gia tăng sản lượng dầu đang diễn ra của các nước trong OPEC như Iraq và các nước ngoài OPEC, đặc biệt là đá phiến của Mỹ và cả Brazil, thì tình trạng thừa dầu được nhận thức là vẫn còn tồn tại. Không có hành động nào được thực hiện cho thấy OPEC và Nga có thể chống lại những diễn biến này một cách hiệu quả. Bức tranh càng trở nên ảm đạm hơn nếu cuộc chiến thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc đang diễn ra nóng lên, tăng trưởng kinh tế châu Âu và châu Á thấp hơn dự báo. Tác động của một Brexit cứng, điều này có vẻ như có nhiều khả năng xảy ra sau cuộc khủng hoảng chính trị gần đây ở Anh, cũng sẽ gây ra một gợn sóng kinh tế tiêu cực. Những yếu tố kinh tế vĩ mô này đang thay đổi bức tranh nhu cầu vào năm 2019, và thậm chí có thể dẫn đến sự gia tăng tồn kho dầu thô trong những tháng tới.

Hiện tại, giải pháp duy nhất của NOPEC, nếu OPEC thực sự muốn thay đổi thị trường và thiết lập lại sự thống trị của mình, sẽ là một thỏa thuận cắt giảm sản xuất với mức 1,4-1,8 triệu thùng/ngày trên cơ sở sản lượng tháng 10 năm 2018. Một số phân tích bổ sung cho thấy sản lượng từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2018 đã quá cao vì hầu hết các nhà sản xuất có khả năng, như Saudi và UAE, đã tăng sản lượng đáng kể trước cuộc họp. Các nhà sản xuất khác trong OPEC, nhất là Iraq và Libya, đã quay lại thị trường cùng một lúc. Tất cả những yếu tố này vượt xa tác động dự kiến ​​của các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran. Có vẻ như quyết định tháng 12 năm 2018 của OPEC đã không thực hiện đủ để đối phó lại hàng loạt các mối đe dọa được biết đến trong năm 2019.

Đồng thời, sự gắn kết nội bộ trong OPEC dường như đang biến mất. Kể từ năm 2017, OPEC đã cho thấy cần đánh giá lại chiến lược nội bộ của mình. Cuộc họp mới đây của OPEC tại Vienna, chủ yếu tập trung vào các tác động tiêu cực có thể có của các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran, đã chứng tỏ sự rạn nứt ngày càng sâu sắc giữa các thành viên dẫn đầu bên trong liên minh này.

Sự liên minh kiên quyết trước đây của Iran, Venezuela và một số nước nhỏ, đã bị gạt ra ngoài lề. Xung đột trong khu vực nội bộ Ả Rập cũng đã gây tác động tiêu cực, điều này trở nên rõ ràng tại cuộc họp vừa qua khi đa số các quan chức Qatar bị các đối tác Ả Rập xa lánh. Quyết định của Qatar rời khỏi liên minh dầu mỏ này không có gì là liên quan đến chiến lược LNG / khí đốt mới của bán đảo này, mà hoàn toàn liên quan đến mối quan hệ tiếp tục xấu đi Saudi, UAE và một số cộng sự Ả Rập khác. Một số người thậm chí còn cho rằng quyết định của Qatar đã làm tăng lên trong một thời gian rất ngắn sự gắn kết nội bộ của cartel, nhưng về trung và dài hạn, động thái này có thể sẽ dẫn đến sự rạn nứt hơn nữa trong nhóm. Với việc Qatar rút khỏi phương trình OPEC vào tháng 1 năm 2019, Iran cảm thấy những tác động thực sự của các lệnh trừng phạt của Mỹ và tình hình chính trị và kinh tế của Venezuela đang xấu đi, một thực tế mới sẽ xuất hiện. OPEC không còn là một liên minh của sự sẵn sàng, nơi mà các nhà sản xuất dầu lớn và nhỏ hơn đang kết hợp lực lượng của họ để gặt hái những phần thưởng cao nhất có thể.

OPEC vào tháng 12 năm 2018 đã trở thành một OPEC của vùng Vịnh Ả Rập, bao gồm hai nhà lãnh đạo chính là Saudi và UAE, trong khi Kuwait, Bahrain, Oman và thậm chí cả Algeria và Libya, đang đi theo sau. Iraq hiện đang ở phạm vi lấp lửng, đang cố gắng tìm vị trí cho mình giữa Liên minh Ả Rập của Ả Rập Xê út, với đồng hương về lịch sử và tôn giáo Iran. OPEC đang thay đổi, các tín hiệu chỉ đường mới đã được đặt xuống, và trong khi các nhà khảo sát đang thực hiện bước đầu tiên thì nhiều khả năng vài tháng tới sẽ thấy Saudi và UAE thiết lập chiến lược cải tổ OPEC. OPEC mới rất có thể sẽ trở thành một liên minh do người Ả Rập lãnh đạo, nhằm mục đích đưa Nga và có thể một số nước Trung Á lên tàu. Được hỗ trợ bởi Libya, Algeria và các quốc gia Ả Rập thuộc vùng Vịnh nhỏ hơn, chế độ tam hùng gồm Saudi-UAE-Nga cũng sẽ làm thiệt thòi cho sự phản đối có thể có của các thành viên OPEC Ả Rập và Mỹ Latinh khác. Vị thế của Nigeria, vẫn ủng hộ Ả Rập Xê út và Angola sẽ rất quan trọng. Một cấu trúc NOPEC mới sẽ gây áp lực lên sự ảnh hưởng tương ứng của họ bên trong cartel. Các nhà sản xuất Mỹ Latinh, như Venezuela hoặc Ecuador, hiện có rất ít ảnh hưởng.

Trong vài tháng tới, tương lai của OPEC sẽ được quyết định. Nhìn vào tình hình hiện tại, cần có một chiến lược mới, trong đó Nga đóng vai trò cốt yếu. Nếu không có sự hỗ trợ của Moscow, OPEC sẽ chật vật để giữ được vị thế của mình. Những hiểu biết và kiến ​​thức chiến lược của Khalid Al Falih sẽ bị thách thức bởi tình huống mới này. Nếu không có Moscow, không thể có sự ổn định trên thị trường. Về mặt đó, mối quan hệ xấu đi giữa Thái tử Saudi Mohammed bin Salman với phương Tây chỉ có thể tốt cho mối quan hệ của Saudi-Nga. Cái đập tay thân mật giữa Vladimir Putin với Thái tử tại hội nghị G20 rất có thể trở thành Ảnh báo chí thế giới năm 2019. Tình bạn ngày càng gia tăng và một liên minh kinh tế và quân sự mạnh mẽ hơn giữa các quốc gia vùng vịnh Ả Rập và Moscow là rõ ràng, và NOPEC có thể là dấu hiệu thực sự đầu tiên của một thực tế địa chính trị mới.

Hầu hết các bộ trưởng dầu mỏ tiếp tục tuyên bố rằng OPEC không phải là một liên minh địa chính trị, nhưng thực tế đã rõ ràng. Dầu và địa chính trị được kết nối mật thiết, OPEC và Nga là các nhà môi giới năng lượng dầu toàn cầu mới. Chúng ta không biết hình thức chính xác mà NOPEC sẽ ra sao, nhưng năm 2019 có thể là sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới, nơi mà phương Tây và châu Á sẽ cần điều chỉnh lại một lực lượng địa chính trị mới. Tình hình hiện tại trong OPEC là không bền vững và tính đấu đá rất cao. Tất cả đều cảm thấy rằng thị trường không nên bị chế ngự bởi những dòng Tweet của Tổng thống Mỹ. Những người theo dõi giá dầu nên chuẩn bị cho sự biến động hơn nữa khi Saudi và các đồng minh tiếp tục gây bất ngờ cho thị trường.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM