Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

'Xăng dầu chậm giảm giá do cơ chế'

Giá xăng dầu thế giới tiếp tục đà tuột dốc, xuống mức thấp nhất trong vòng gần bốn năm qua, 50 USD một thùng.
 
Ông Vương Thái Dũng, Phó tổng giám đốc Tổng Công ty xuất nhập khẩu xăng dầu Petrolimex, lý giải, giá xăng dầu trong nước chậm giảm so với thế giới một phần do phương thức quản lý mặt hàng này.
 
Khi kinh tế suy giảm, tốc độ tiêu thụ lượng hàng tồn kho bị chậm lại, kéo dài lộ trình thu hồi vốn so với tính toán trước đó của cơ quan quản lý. Đồng thời, các ngân hàng đều điều chỉnh tăng giá USD sau quyết định nới biên độ tỷ giá thêm 1% vừa qua, khiến chí phí nhập khẩu của doanh nghiệp bị đội lên hơn 100 đồng mỗi lít... Ông Dũng cho biết, thời điểm này, Petrolimex chưa có phương án điều chỉnh giá bán xăng dầu.
 

Chưa có doanh nghiệp nào đề xuất giảm giá bán lẻ xăng dầu. Ảnh: Đức Long.

Ông Võ Văn Quyền, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại trong nước, Bộ Công thương, xác nhận, tổ giám sát liên bộ về giá xăng dầu chưa nhận được đề xuất giảm giá bán lẻ xăng dầu trong nước của doanh nghiệp nào. Trả lời câu hỏi của Đất Việt, nếu giá thế giới tiếp tục giảm, chính sách điều hành sẽ theo hướng ưu tiên cho thuế hay giá, ông Quyền cho biết, cả hai yếu tố này đều được tính đến và nhiều khả năng thực hiện đồng thời.
 
Ông Đặng Vinh Sang, Tổng giám đốc Saigon Petro, tính toán, phải tới cuối tuần này, khi lô hàng nhập theo giá mới về cảng, doanh nghiệp mới có khả năng điều chỉnh giá bán. Tuy nhiên, nếu thuế nhập khẩu xăng dầu tăng, mức giảm giá bán trong nước chỉ ở mức 500 đồng một lít.
Mức thuế chính là rào cản gây khó cho doanh nghiệp. Ông Dũng phân tích, khi giá thế giới giảm, vấn đề doanh nghiệp quan tâm là mức thuế sẽ được điều chỉnh ra sao. Vì phương án giá phải được xây dựng sau khi trừ nghĩa vụ nộp thuế. “Doanh nghiệp đợi cơ quan quản lý, còn người tiêu dùng đợi doanh nghiệp”, ông Dũng nói.

Ông Sang cũng tỏ ra bức xúc về công tác quản lý xăng dầu thiếu chặt chẽ hiện nay. Lượng dầu tồn kho của một số doanh nghiệp đầu mối có thời điểm lên tới 60 ngày lưu thông, đẩy chi phí đầu vào luôn ở mức cao. Trong khi đó, một số doanh nghiệp nhỏ, khi giá cao thì giảm, thậm chí ngừng nhập khẩu, khi giá giảm mới quay ra tranh thủ kinh doanh. Có lợi thế về giá đầu vào thấp, các doanh nghiệp này “phá giá” thị trường bằng cách đẩy cao chiết khấu cho các đại lý.
 
Để giải quyết vấn đề này, ông Sang cho rằng, cơ quan quản lý nên hạn chế nhập khẩu dầu để dồn vào tiêu thụ hàng tồn kho trong nước, giúp đẩy nhanh thời hạn giảm giá, đồng thời đỡ tốn một lượng ngoại tệ nhất định. “Có thể tính toán lượng xăng dầu mỗi doanh nghiệp nhập khẩu trong thời hạn 9 tháng đầu năm, từ đó tính lượng nhập trung bình mỗi tháng và giới hạn lượng tương ứng cho những tháng còn lại”, Ông Sang đề xuất.
(Báo Đất Việt)

ĐỌC THÊM