Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC đang cố gắng để kiềm chế sản lượng của các thành viên đang hứng chịu bất ổn bạo lực Libya và Nigeria, nơi mà sản lượng tăng có thể đe dọa làm làm chệch hướng các nỗ lực ngăn chặn nguồn cung dầu thô và tăng giá.
Libya và Nigeria được miễn trừ khỏi thỏa thuận năm ngoái của OPEC cùng với Nga và các nhà sản xuất khác cắt giảm khoảng 2% sản lượng dầu mỏ thế giới. Ngành công nghiệp dầu mỏ của 2 nước này vào thời điểm đó đã bị xáo trộn bởi tình trạng bất ổn trong dân chúng và được dự đoán sẽ không sớm hồi phục.
Kể từ sau đó cả hai nước đều đã đạt được những thỏa thuận với các chiến binh để có thể tái hoạt động sản xuất.
Libya và Nigeria đã bổ sung 550.000 thùng dầu mỗi ngày trong sản lượng dầu thô kể từ tháng 10, tháng mà OPEC sử dụng như một chuẩn để cắt giảm, theo cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA.
Sản lượng mới này đã xóa bỏ đi gần một nửa mức cắt giảm thực hiện của các thành viên khác của OPEC - hơn 1,2 triệu thùng mỗi ngày, thậm chí còn nhiều hơn mức cắt giảm cam kết năm ngoái.
OPEC đã yêu cầu Bộ trưởng Dầu mỏ Nigeria Emmanuel Ibe Kachikwu và trưởng bộ phận dầu mỏ của Libya Mustafa Sanallah giải thích kế hoạch sản xuất của họ tại cuộc họp hôm thứ Sáu tuần trước.
Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết nhóm này đã tổ chức “các cuộc thảo luận sâu rộng” về sản xuất của Nigeria và Libya vào thứ Sáu, mặc dù không đưa ra quyết định gì.
"Nếu các nước này ổn định quanh một mức nhất định và duy trì trong khoảng thời gian, thì đó sẽ là thời điểm để họ tham gia sáng kiến này," ông Novak nói. Tuy Nga không phải là một thành viên của OPEC nhưng đã có một vai trò lãnh đạo trong năm nay trong việc điều chỉnh sản lượng.
OPEC và các nước đồng minh như Nga đã không đưa ra đề xuất nào vào hôm thứ Sáu về việc liệu nhóm này có nên kéo dài thời gian cắt giảm dầu sau tháng 3 năm 2018 hay không. OPEC sẽ có cuộc họp toàn thể vào ngày 30/11 để quyết định sản xuất.
Giá dầu đã tăng 10% trong 3 tuần qua khi lạc quan cho rằng việc cắt giảm sản xuất của OPEC, được thông báo năm ngoái và có hiệu lực trong năm nay, cuối cùng đã có kết quả.
Khi một số nước tụ họp tại Vienna hôm thứ Sáu, các bộ trưởng dầu mỏ quốc gia của OPEC ca ngợi hiệu quả của việc cắt giảm sản xuất. Bộ trưởng Dầu mỏ Kuwait Essam al-Marzouq cho biết lượng dầu tích trữ trên thế giới đã giảm khoảng 170 triệu thùng từ tháng 1 đến tháng 8. OPEC đang cố gắng đưa hàng tồn kho dầu xuống gần mức trung bình 5 năm.
Ông nói: "Mặc dù chúng tôi đang đi đúng hướng và có nhiều tín hiệu cải thiện hơn, đây không phải là lúc để chúng tôi rời khỏi bàn đạp.”
Tuy nhiên, Libya và Nigeria đang bơm rất nhiều dầu mới, kết hợp cùng với sản lượng mạnh mẽ từ Mỹ, ba nước này đang tiếp tục khiến cho thế giới dồi dào nguồn cung dầu thô và gây sức ép giảm lên giá dầu, Ian Taylor, giám đốc điều hành của hãng buôn dầu tư nhân Vitol Group, cho biết.
Ông Taylor nói ông không nhìn thấy cơ hội dầu đạt 60 USD một thùng trong năm nay. Ông nói: "Tôi sẽ rất ngạc nhiên khi thấy mức này trước cuối năm nay. Tôi không nghĩ nó sẽ xảy ra."
Theo những nguồn tin tiết lộ, OPEC và các đồng minh đồng ý cắt giảm sản lượng, bao gồm cả Nga và Kazakhstan, đã gia tăng lo ngại rằng miễn trừ cho Libya và Nigeria có thể mang lại kết quả ngược lại.
OPEC không có cơ chế pháp lý để bắt buộc Libya và Nigeria tham gia cắt giảm sản lượng, mặc dù đã trục xuất các thành viên, như Indonesia, không muốn tham gia khi thỏa thuận đã được ký kết. Về phần mình, Nigeria và Libya cho biết họ không có kế hoạch giảm sản xuất.
Theo IEA, ở Nigeria, sản lượng dầu đã tăng lên 1,66 triệu thùng/ngày trong tháng 8, mức cao nhất kể từ tháng 2 năm 2016.
Sự gia tăng này diễn ra sau lệnh ngưng bắn mà Phó Tổng thống Oluyemi Osinbajo đã ký kết với các chiến binh trong vùng châu thổ giàu dầu mỏ của Nigeria. Các chiến binh này đã cắt đứt các đường ống đến các trung tân xuất khẩu trong một vụ tranh chấp phức tạp với chính phủ về tiền bạc và dịch vụ, góp phần vào đợt suy thoái đầu tiên của nước này trong 25 năm và dẫn đến gia tăng thất nghiệp.
Ông Kachikwu nói rằng ông ủng hộ chính sách của OPEC, nhưng muốn chờ thêm sáu tháng nữa để xem liệu sản lượng của nước này có ổn định ở mức cao hơn hay không. "Con số của chúng tôi vẫn chưa thể hiện được điều đó. Vì vậy, thực sự không phải là vấn đề tranh luận ở đây, "ông nói. "Tôi đã không nhìn thấy bất kỳ áp lực nào với tôi từ bất cứ ai."
Sản lượng Libya đã tăng nhanh hơn, đạt mức 1 triệu thùng/ngày trong tháng 7, lần đầu tiên trong 4 năm. Trong tháng 8 năm 2016, sản lượng của Libya đã dưới mức 300.000 thùng/ngày.
Một quan chức hàng đầu của Công ty dầu mỏ quốc gia Libya cho biết nước ông không có ý định giới hạn sản lượng. "Sản xuất của chúng tôi rất không ổn định," ông nói. "Có những cuộc chiến ở khắp nơi", liên quan đến các vụ đụng độ vũ trang giữa các dân quân Hồi giáo và những kẻ thù của họ.
Libya vẫn đang bị chia cắt giữa một chính phủ được Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn ở Tripoli và các lực lượng dân quân ở phía đông liên kết với Ai Cập và Nga. Nhà nước Hồi giáo đang tập trung lại thành một thế lực khác, theo The Wall Street Journal đã cho biết, âm mưu tấn công cả ở Libya và các nơi khác.
Cuộc họp không đã bao gồm bộ trưởng dầu mỏ Saudi Arabia Khalid Falih, người không chỉ đã vận động hành lang Nigeria và Libya tham gia cắt giảm mà còn là chỗ dựa giữa 2 nước này với những thành viên khác mong muốn biện pháp cứng rắn hơn chống lại họ.
Felimah Croft, chuyên gia chiến lược hàng hóa của RBC Capital Markets cho biết: "Sự vắng mặt của ông Falih sẽ khiến cho những đứa trẻ ngỗ nghịch của OPEC bị xét hỏi một cách rất chi tiết.” Không có lý do gì khiến ông Falih vắng mặt.
Nguồn: xangdau.net