Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

"Đổi dầu lấy khoản vay" đã trở thành “liều thuốc” cứu Nga

Giá dầu giảm đã “đánh trúng” vào Nga, thêm nữa thị trường tín dụng và ngoại hối của Nga gần như sụp đổ, khoản vay USD kếch xù từ Trung Quốc giống như “liều thuốc” cứu Nga. Trong hoàn cảnh có lợi này, nếu Trung Quốc không "khống chế" được Nga thì trong các cuộc đàm phán năng lượng song phương sau này khả năng chủ động của Trung Quốc sẽ là rất nhỏ.
 
Theo nguồn tin từ mạng tín dụng năng lượng thế giới, vòng đàm phán “đổi dầu lấy khoản vay” có thể trong tuần này sẽ khởi động lại. Hôm qua (16/02), Tập đoàn dầu mỏ của Trung Quốc xác nhận, trong tuần này đoàn đại biểu của Nga sẽ sang Trung Quốc, tái đàm phán về vấn đề Trung Quốc sẽ cung cấp khoản vay 25 tỷ USD cho hai công ty dầu khí của Nga. Hai công ty dầu khí của Nga đó là Công ty dầu mỏ quốc gia Nga (Rosneft) và Công ty đường ống dầu mỏ Nga (Transneft)

Tháng 01 năm nay, Giám đốc điều hành của Công ty đường ống dầu mỏ Nga cho biết, cuộc đàm phán về khoản vay giữa Trung – Nga đã đạt được cấp độ chính trị cần thiết, Bộ trưởng Năng lượng của hai nước sẽ đưa ra kết luận cuối cùng trong cuộc đàm phán lần này.

Ngày 02/02, Bộ trưởng Năng lượng Nga Sergei Chashma Zitko cho biết, Rosneft và Transneff sẽ tiếp tục tiến hành đàm phán “đổi dầu lấy khoản vay” với Tập đoàn dầu mỏ Trung Quốc.

Điều đáng chú ý là, lần đàm phán này cũng có thể là lần đàm phán cuối cùng về “Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực năng lượng” đã ký vào ngày 28/10/2008 giữa hai nước Trung – Nga. Theo thỏa thuận, Trung Quốc sẽ cung cấp khoản vay lần lượt là 15 tỷ USD và 10 tỷ USD cho Rosneft và Transneff , đổi lại sẽ nhận được hợp đồng nhập khẩu 300 triệu tấn dầu từ Nga trong vòng 20 năm.

Giá dầu giảm đã “đánh trúng” Nga

Bộ trưởng Năng lượng Nga Sergei Chashma Zitko đã dẫn đầu đoàn đại biểu đến Bắc Kinh tham gia lần đàm phán này, cuộc nối lại vòng đàm phán này có thể là vòng đàm phán cuối cùng về thỏa thuận “đổi dầu lấy khoản vay”. Nhân viên Đại sứ quán Nga tại Trung Quốc đã xác nhận thông tin trên.

Để đàm phán được tiến triển nhanh chóng, Trung Quốc đã đồng ý áp dụng mức lãi suất cố định. Tuy nhiên, Nga hy vọng sẽ hạ dần lãi suất cho vay. Xem ra, Trung Quốc đã nhượng bộ, còn Nga lại cứ lấn tới.

Do “Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực năng lượng” ký vào ngày 28/10/2008 đến tháng 3/2009 sẽ hết hiệu lực. Ông Chashma hy vọng hai bên có thể đạt được thỏa thuận để bản ghi nhớ tiếp tục có hiệu lực. Ngày 1/3 tới hai bên sẽ nỗ lực đi đến thỏa thuận cuối cùng.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng, phía Trung Quốc không nên quá nóng vội, người cần lo chính là Nga, giá dầu thấp đã “đánh trúng” Nga, thêm nữa thị trường tín dụng và ngoại hối của Nga gần như sụp đổ, khoản vay USD kếch xù từ Trung Quốc giống như liều thuốc cứu Nga. Trong hoàn cảnh có lợi này, nếu Trung Quốc “không nắm” được Nga, như vậy trong các cuộc đàm phán dầu mỏ Trung – Nga sau này, khả năng chủ động  của Trung Quốc  sẽ rất nhỏ.

Giải quyết vấn đề an ninh năng lượng lâu dài của Trung Quốc

Cho dù là phía Trung Quốc đã thỏa hiệp, thì cũng chỉ là “chịu thiệt” về chiến thuật. Xét về chiến lược, đã giải quyết được vấn đề an ninh năng lượng lâu dài của Trung Quốc, Nga lại có được món tiền lớn, kết quả cuối cùng hai bên cùng thắng.

Thỏa thuận cuối cùng cần phải nhanh chóng ký kết, thỏa thuận khung mà hai bên ký vào năm ngoái đến tháng 3 sẽ hết hạn, trước khi hết hạn hai bên chắc chắn phải đưa ra tất cả chi tiết của bản hợp đồng “đổi dầu lấy khoản vay”.

Thỏa thuận cuối cùng của vòng đàm phán Trung – Nga đều mang tính tất nhiên. Trung Quốc là một nước có nhu cầu năng lượng lớn, cần có hợp đồng cung cấp dầu lâu dài từ Nga để giải quyết vấn đề an ninh năng lượng; Nga chịu nặng nề từ cuộc khủng hoảng, khoản tiền kếch xù sẽ đầu tư vào việc kiến thiết kinh tế như khai thác mỏ dầu, nhiều công ty dầu mỏ trong nước cần vốn để hoàn trả khoản vay ngắn hạn cho phương Tây. Về chiến lược, Nga cũng cần từng bước mở rộng thị trường tại Trung Quốc để giảm sự phụ thuộc vào thị trường châu Âu”. Giới truyền thông đưa tin, thỏa thuận này sẽ được ký kết vào ngày 01/3 tới.

(Vinanet)

ĐỌC THÊM