Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

“Cuộc chiến thầm lặng” của Nga-Mỹ-Trung trong chiến dịch dầu mỏ

Trong bối cảnh bão tố tài chính, các nước đang thực sự "sục sôi" vì giá dầu, điển hình là ba cường quốc Nga-Mỹ-Trung.
Một mặt, do giá dầu thế giới giảm mạnh, các doanh nghiệp Trung Quốc bắt đầu chiến dịch dự trữ dầu mỏ, với chính phủ Mỹ việc dự trữ dầu mỏ trở thành sách lược. Còn tại Nga vụ tranh chấp khí đốt với Ukraine đã khiến EU thành nạn nhân bất đắc dĩ.
 
Trung Quốc tăng cường các chiến lược dự trữ dầu mỏ
 
Trong giai đoạn giá dầu thế giới dao động ở mức giá thấp, khiến các tập đoàn dầu khí của TQ càng tăng cường chiến dịch dự trữ dầu mỏ với quy mô lớn. Bên cạnh đó, chính phủ nước này cũng tăng cường những hạng mục đầu tư chiến lược vào chiến dịch này.
 
Điển hình là kho dự trữ dầu mỏ với quy mô lớn nhất của TQ tại tỉnh Tân Cương cũng chính thức đi vào hoạt động, bắt đầu từ viêc bơm dầu từ các đường ống dẫn bắt từ Kazakhstan.
 
Trung Quốc coi việc tích trữ dầu mỏ như một chiến lược trong các chính sách kinh tế của mình vì vậy mà một loạt các kho dự trữ dầu mỏ với quy mô lớn được xây dựng ồ ạt.
 
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, việc chính phủ TQ tăng cường tích trữ dầu mỏ, cũng đem lại nhiều tác dụng. Lợi dụng thời điểm giá dầu thấp để tăng cường tích trữ đối với chính phủ TQ là một thượng sách. Vì vào thời điểm tích trữ, giá dầu nhập khẩu thấp, khi giá dầu cao trở lại nguồn tích trữ này sẽ mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ. Bên cạnh đó TQ cũng hỗ trợ mạnh mẽ cho các doanh nghiệp để mở rộng phương án dự trữ.
 
Mỹ tận dụng giá thấp để tăng cường mua dầu
 
Tận dụng thời điểm khi giá dầu thấp, chính phủ Mỹ cũng bắt đầu chiến dịch mua dầu ồ ạt.
 
Bộ Năng lượng Mỹ cho biết, Mỹ chỉ muốn lợi dụng giai đoạn giá dầu xuống thấp để có thể tăng cường các chiến lược dự trữ, hiện tại Mỹ cũng đang đợi chờ một bản hợp đồng về dầu mỏ lên đến 20 triệu thùng - một chiến lược quan trọng trong chiến dịch tích trữ dầu mỏ của Mỹ.
 
Những kho dự trữ dầu mỏ của Mỹ đều đặt ở Louisiana - bờ biển bang Texas, được lập năm 1975 sau khi Mỹ ban hành lệnh cấm vận nhập khẩu dầu mỏ từ Ả-rập. Đây cũng là nơi cung ứng dầu mỏ quan trọng của Mỹ, với tổng lượng hiện tại là 702 triệu thùng. Kế hoạch hiện tại của chính phủ Mỹ là tăng mức dự trữ lên đến 1 tỷ thùng.
 
Bộ Năng lượng Mỹ cho biết, họ sẽ mua 12 triệu thùng dầu để bổ sung cho lượng tích trữ từ năm 2005. Đồng thời cũng mua bổ sung thêm 2,2 triệu thùng vì năm 2008 Mỹ không tích trữ dầu mỏ.
 
Đồng thời, chính phủ Mỹ cũng sẽ phục hồi các khu lọc dầu sau những hậu quả từ hai cơn bão Gustav và Ike.
Theo phát ngôn của Bộ Năng lượng Mỹ, kế hoạch tích tữ dầu mỏ trong năm nay (2009) của chính phủ Mỹ sẽ mạnh mẽ hơn bao giờ hết với việc mua 25.000 thùng/ngày. Dự tính đến cuối năm 2009, chính phủ Mỹ đã tăng mức dự trữ với tổng luợng lên đến 727 triệu thùng.
 
Nga-ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine
 
Ngày 01/01/2009, phía Nga cho biết nga sẽ ngừng cung ứng khí đốt qua Ukraine. Vụ tranh chấp khí đốt giữa Nga và Ukraine đã để lại hậu quả đó là “sự chịu thiệt thòi từ các nước EU”.
 
Vụ tranh chấp khí đốt giữa Nga và Ukraine hiện tại vẫn chưa có sự thống nhất.
 
Thứ nhất, hồi tháng 11 tháng 12 năm ngoái, Nga phải trả phí vận chuyển cho Ukraine bao nhiêu? Phía Nga cho biết vẫn chưa nhận được 2 tỷ USD từ món nợ khí đốt của Ukraine. Nhưng Ukraine cho rằng món nợ đó là không chính xác.
 
Thứ hai, hợp đồng khí đốt của Nga và Ukraine lên đến bao nhiêu? Trước mắt, giá cung ứng phía Nga yêu cầu đối châu Âu là 450 USD/m3 và 250 USD/m3 đối với Ukraine, nhưng phía Ukraine cho rằng mức giá 210 USD/m3 là hợp lý.
 
Thứ ba, việc trung chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine đến thị trường châu Âu với cước phí bao nhiêu? Đến lúc này, việc thống nhất về giá giữa Nga và Ukraine vẫn chưa ngã ngũ.
 
Hiện tại, 1/4 lượng khí đốt của các nước trong liên minh châu Âu đều được nhập khẩu từ Nga, trong đó có 80% là được trung chuyển qua đường ống dẫn dầu bắt qua Ukraine. Vì vậy tranh chấp của Nga-Ukraine không chỉ là những bất đồng giữa hai quốc gia mà nó đã trở thành một cuộc chiến về năng lượng mà nạn nhân "bất đắc dĩ " là EU.
 
(Vinanet)

ĐỌC THÊM